Thổn thức nhớ lại mùa thu tân sinh viên năm ấy…

Bến xe khách lại đông như hội khi tân sinh viên lại nô nức ngược xuôi về Hà Nội nhập học. Những hình ảnh thân quen ấy làm thổn thức trong tôi kỉ niệm tân sinh viên của 5 năm về trước. Tôi của 5 năm về trước chân ướt chân ráo lên thành phố vốn dĩ xa lạ với mình để theo học ngành nghề mình thích. Việc tìm nhà trọ là giống màn tra tấn đối với anh em tôi. Giữa cái nắng trưa của những ngày cuối hè sang thu hai anh em đèo nhau bằng xe máy đi hết hang cùng ngõ hẻm khu vực gần trường mà chưa tìm được.

Những giọt mồ hôi nhễ nhãi chảy dài trên khuôn mặt của hai anh em nó trông đến tội. Bác chủ quán ven đường săm sắn mời chào nước và hỏi chuyện. Nhìn hai anh em mồ hôi nhễ nahix đi đi lại lại ở khu này mấy lần là bác biết chưa tìm được nhà rồi. Hai anh em buồn hẳn khi nghe bác nói “Thời điểm 1-2 tháng trước thì nhiều nhà lắm. Nhưng giờ tân sinh viên lên đông họ chẹt giá lắm”  Gửi tiền nước và không quên cám ơn bác hai anh em lại tất tả đi tìm trước khi trời tối.

 

Hà Nội đất chật người đông. Họ tận dụng hết không gian có thể, cái gian gầm cầu thang cũng có thể cho người thuê ở được. Cái nhà trọ bé tẹo đi quanh được vài bước chân là hết mà thấy chủ nhà nào cũng hét giá 1 triệu 6 đến 2 triệu mà ngao ngán. Đối với một con nhà nông dân như chúng tôi từng ấy tiền bằng giá thóc 1 xào ruộng mà bố mẹ chật vật 3 tháng mới có được. Ngẫm lại mà thấy người nông dân khổ quá. Giờ mới thấm thía lời bố mẹ dặn dò chị em tôi cố gắng học hành để thoát ly khỏi đồng ruộng.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Thế rồi anh em tôi cũng tìm được chỗ dừng chân cho mình. Ngôi nhà mái bằng 2 gian với 6 người chen chúc trong đó. Họ cũng con nhà nông chân chất như tôi cũng mong muốn tìm được một chỗ ở an tâm học hành những với điều kiện giá rẻ. Ấy thế mà có phải dễ dàng mà tôi được ở ngay đâu. Vì là người đến chót nên mấy đưa đến trước săm soi nhìn tôi ra vẻ không muốn cho ở mà không biết tại vì sao. Thấy anh nói qua nói lại mấy câu với mấy bác phụ huynh và thở phào nhẹ nhõm khi nhận được cái gật đầu của họ. Không phải đứa nào cũng mang đầy đủ đồ lên để dùng nên các bác các anh tình chuyện chia phòng ở. Vì nhà hai gian nhưng một to một bé nên quyết đinh hai đứa ở trong, 4 đứa ở ngoài. Phân chia phòng xong lại tính tới chuyện ăn ở rồi mua sắm thêm các vật dụng còn thiếu trước khi cho mấy đứa sống tự túc với nhau.

 

Khi chỗ ăn ở ổn định, làm thủ tục nhập học xong thì cũng là lúc các phụ huynh lần lượt ra về. Cuộc sống mới, chỗ ở mới, bạn bè mới đứa nào cũng ngây ngô như gà công nghiệp vậy. Không nói qúa nhưng nhà chúng tôi ở nhìn ngoài vào giống cái nhà hoang vì bỏ không mấy năm nay nghiễm nghiên được trưng dụng khi trường tôi lập đại bản doanh ở đây. Sau mấy ngày chung tay dọn dẹp, trang hoàng lại chỗ ở khiến chúng tôi thân thiết và rôm rả thay cho sự bẽn lẽn, dò xét ban đầu.

 

Dù vậy nhưng mấy hôm đầu giấc ngủ của tôi chập chờn phần vì lạ chỗ, phần vì nhớ nhà nên trở qua trở lại hoài cũng tới sáng. Tôi học sáng nên sau khi làm vệ sinh cá nhân tôi ăn vội bắt cơm nguội với ít ruốc thịt mẹ chuẩn bị sẵn vì biết tôi có thói quen ăn cơm sáng. Thuộc tốp đến sớm nhất lớp nên cũng săm sắn quét dọn, kê bàn ghế chuẩn bị cho giờ học tới. À thì ra cảm giác này vẫn rất quen thuộc chỉ khác là giờ mình đã là một sinh viên rồi không còn là cô học sinh cấp 3 nữa. Lớp đông dần rồi chật kín người nhưng như thói quen tôi đã nhanh chóng chọn trước cho mình một chỗ thuận lợi bàn thứ 2 từ trên xuống làm chỗ ngồi cố định cho mình những tuần đầu học chính trị

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Trước khi vào tiết thầy cô cũng chia sẻ những kinh nghiệm, phương pháp, cách thức học của sinh viên đại học. Ngày xưa thầy cô quán xuyến và nắm rõ tình hình học tập của từng người nhưng lên đại học thì các em cần phải tự giác. Thấy cô giảng dạy trên lớp một phần còn lại chủ yếu là do các em tự đọc, tự tìm hiểu. Quen dần thì các em phải học trước ỏ nhà có gì khó hiểu thì tới lớp trao đổi. Đừng bao giờ ỉ lại trông chờ thầy cô đọc chép như hồi cấp 3. Không có kiểm tra miệng hàng ngày cả kì thì có điểm kiểm tra giữa kì và cuối kì cộng với điểm chuyên cần bằng việc điểm danh tùy hứng của thầy. Cảm giác học đại học thật khác với học ở cấp 3. Tuần đầu qua đi nhanh chóng với việc kết thúc bằng bài kiểm tra ở tiết học cuối cùng về việc tóm lược kiến thức sau 1 tuần làm quen phương pháp học mới.

 

Cũng giống như bao người khác nó cũng ấp ủ những giấc mơ, những kế hoạch trong thời gian sắp tới. Nhưng cuộc sống ngoài xã hội khác xa với thực tế mà nó hằng tưởng tượng. Nhịp sống nơi thành thị luôn vội vàng và cảm giác họ không thân thiện giống như những người bà con, hàng xóm của nó ở quê. Người người đi vội qua nhau không chút cảm xúc. Cũng đúng thôi bởi giữa họ đâu có bất kì mối liên quan mật thiết nào. Không như ở quê tôi, cả làng, cả xã biết nhau, dù chẳng phải họ hàng hay quen biết nhưng gặp người già, người lớn tuổi là mặt tươi cười chào hỏi nhau. Ôi tôi nhớ nhà, nhớ những người thân trong gia đình nhỏ bé, nhớ ngõ nhỏ dẫn vào nhà  nhớ con đường giữa cánh đồng rộng mỗi ngày tới trường, nhớ những đứa bạn thân ngày ngày vẫn chí chóe nhau mặc dù chẳng còn bé bỏng gì.

 

Cuộc sống mới quả không dễ dàng với chúng tôi. Những điều phiền phức gõ của từ chuyện một ông anh hàng xóm cách mấy nhà không dưng qua nhà tôi chòng ghẹo rồi quát tháo ầm ĩ khi nhận lời đáp trả từ một đứa trong nhóm. Chúng tôi nào có dám hỗn náo hay làm ồn ào gì cho cam. Chắc do ông ta muốn lấp liếm sự vô duyên của mình nên ông ổng nói gì đó rồi lủi mất tăm. Được vài hôm thì lại tới nhà bác hàng xóm không dưng sang bắt vạ nhà tôi đổ sỉ than làm bẩn khu vực ra vào nhà họ. Chúng tôi ngơ ngác nghe những lời chua ngoa từ bác hàng xóm ấy khi tin lời “bơm kích” của anh hàng xóm trước. Bà ấy chưa già tới nỗi để không nhận được đúng sai khi chúng tôi nấu bếp ga thì lấy đâu than sỉ mà đổ vô đó.  Rồi lại làm mặt quạu khi cây hồng bên nhà tôi mùa rụng lá bay sang nhà bà ấy. Làm sao cấm gió thổi lá rụng bây giờ mà chặt cây thì chúng tôi đâu có quyền. Muốn sống yên ổn với những người hàng xóm này thật không dễ. 

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Khi sóng gió đã qua cảm thấy cuộc sống yên bình thì được hung tin mất nước. Hàng xóm họ có bể chưa thì có vẻ yên ổn, còn chúng tôi biết mình không thể nhờ vả ai sau vụ đụng độ không đâu ấy. Biết thân biết phận mấy đứa liên hệ chủ nhà và được lời đề nghị ngọt ngào “Các cháu cố gắng khắc phục, tạm thời ra nhà cô tắm giặt rồi lấy nước về dùng nhé”. Thật không thể tưởng tượng ra cái cảnh khốn cùng cả nhà rồng rắn nhau đi ra nhà cô chủ nhà cách đó cả cây số để tắm và chở chút nước về đánh răng rửa mặt, rửa bát kiêm cả khoản tiết kiệm nước để đi vệ sinh.

 

Mọi chai lọ trong nhà đều được huy động hết cả. Cả nhà có 1 cái xe đạp cà tàng đứa dong xe, đứa khẹ nệ bưng thùng nước trông thật giống hành quân thời xưa chỉ khác là không phải trèo đèo lội suối. Mất nước cả lũ ăn bánh mì, nhai mì tôm sống hay lựa những loại rau ít tốn nước rửa ăn cho qua ngày mà không nghĩ sẽ ra quán ăn. Nghĩ lại mà thấy cả lũ thật là ngu ngơ hết chỗ nói. Thế nhưng cũng chính thời điểm khó khăn đó chúng tôi thấy quý mến, gắn bó với nhau nhiều hơn. Mọi mâu thuẫn nhỏ trong thời gian trước biến mất nhường chỗ cho những quan tâm, chia sẻ cùng nhau.

 

Điều làm tôi thấy nhớ nhất là đợt tôi ốm nằm bệt giường cả tuần trời. Trước giờ mỗi khi ốm là mẹ luôn ân cần miếng ăn giấc ngủ rồi được chiều đủ, anh chị nó bình thường tranh ăn, tranh chơi với nó nhưng thấy nó ốm đều ra sức nhường phần nó, nó thứ thấy sung sướng trào dâng quên đi mệt mỏi nhưng mà vẫn gải bộ sắp chết. Bây giờ ốm nó cảm nhận sức nặng của cơ thể khi cố gượng dậy, chân tay rã rời và tâm trạng thấy cô đơn đến lạ khi không có mẹ ở bên. Mắt nó đỏ hoe khi nhớ đến mẹ và ước mẹ ở bên nó lúc này.

 

Sự quan tâm, lo lắng của lũ bạn cùng phòng khiến nó cảm giác ấm áp hơn phần nào. Tụi bạn xúm vào kể chuyện cười cho nó nghe, bóp chân tay cho nó bớt mỏi, thuốc men cho nó đầy đủ và đặt tay lên trán nó mỗi đêm xem nó có sốt hay không. Tụi bạn phá lên cười khi nó cất cái giọng vịt đực còn chạy xa khi lấy hơi nhả từng từ một. Nó cố làm mặt giận khi bản thân mình cũng không thể nhịn cười khi nghe chính giọng của mình phát ra.  Những khi ấy cảm thấy tình người thật ấm áp nó ấm hơn hơi ấm của cái chăn khi giá rét và mát lạnh hơn cái thùng kem mở ra trước mắt nó trong cái nắng hè oi bức của bác bán kem dạo ngày bé.  Kỉ niệm chợt ùa về trong nó và nó biết những ngây ngô ngày xưa luôn còn mãi!

 

Bé con mắt ướt!!!

CửaSổTìnhYêu