Mụn rộp sinh dục ở phụ nữ mang thai.

Mun rộp sinh dục là bệnh do virus herpes gây ra. Hiếm khi virus này gây nên bệnh trầm trọng nhưng nhiễm herpes trong thời gian mang thai là điều vô cùng nguy hiểm. Nguy cơ sinh con bị dị tật trầm trọng là vô cùng lớn.

  • Lây nhiễm mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh
  • Herpes sinh dục

 

Mụn rộp sinh dục là gì?

 

– Herpes sinh dục (hoặc herpes bộ phận sinh dục, mụn rộp sinh dục) là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục do Virus Serpes simplex (HSV) gây ra.

 

– Nguyên nhân gây bệnh là do virus lây truyền trực tiếp vào cơ thể qua những lỗ hổng trên da (bị trầy xước) hoặc có thể lan truyền do tiếp xúc với những bộ phận khác trong cơ thể đặc biệt là ngón tay và mắt.

 

– Các dấu hiệu khởi đầu là đau, ngứa và thường xảy ra sau 2-7 ngày sau khi nhiễm virus.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Vết loét đầu tiên chỉ là một chỗ sưng đỏ nhỏ, mềm, đau, rồi trở nên mọng nước trong vòng một vài ngày. Vài giờ đến vài ngày sau giai đoạn đầu này thì vết loét bắt đầu xuất hiện kèm theo là rỉ dịch hoặc chảy máu.

 

– Ở nữ, vết loét có thể xuất hiện ở vùng âm đạo, cơ quan sinh dục ngoài, mông, hậu môn, hoặc bên trong cổ tử cung.

 

– Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm gây ra đau đớn rất nhiều khi đi tiểu, chảy mủ ở âm đạo, sốt, nhức đầu, đau cơ, các hạch bạch huyết sưng lên, đi tiểu đau và viêm cổ tử cung.

 

– Sau 2- 3 tuần, các thương tổn tiến triển thành viêm loét và sau đó đóng vảy cứng và lành.

 

Điều trị

 

– Hiện chưa có liệu trình điều trị cho herpes sinh dục. Tuy nhiên có thể dùng thuốc ức chế virus có thể giúp vết loét lành nhanh chóng hơn cũng như hạn chế tái phát. Có thể dùng trong đợt bộc phát hoặc sau khi bộc phát (phòng ngừa đợt kế tiếp).

 

– Trong quá trình điều trị cũng cần lưu ý: Tránh quan hệ tình dục, giữ cho vết loét sạch sẽ và khô ráo, tránh đụng chạm đến vết loét, và rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với vết loét.

 

Ảnh hưởng của mụn rộp sinh dục khi mang thai

 

Phụ nữ nhiễm HSV trước khi mang thai

 

Ảnh hưởng đối với bà bầu

 

– Herpes sinh dục tuy phiền toái nhưng lại là bệnh không nguy hiểm cho người lớn. Ở người trưởng thành, ngoài vết loét da gây khó chịu, ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày thì Herpes sinh dục không gây ra các biến chứng gì nặng nề khác.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Ảnh hưởng với thai nhi: Nếu thai phụ đã có các biểu hiện nhiễm trùng herpes sinh dục từ trước khi có thai thì không lo ngại vì đã có kháng thể, em bé không gặp nguy hiểm gì, nguy cơ nếu có cũng không cao hơn 1%.

 

Phụ nữ nhiễm HSV trong khi mang thai

 

 Ảnh hưởng đối với bà bầu

 

– Virus herpes có thể gây ra biến chứng nặng nề nhất cho phụ nữ là ung thư cổ tử cung, đặc biệt nguy cơ biến chứng cao hơn với phụ nữ mang thai do hệ miễn nhiễm yếu hơn người bình thường.

 

– Nhiễm herpes sinh dục khiến bà bầu ngứa ngáy, khó chịu vùng cơ quan sinh dục, mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ. Bệnh còn có thể gây ra rối loạn tiểu tiện hoặc viêm màng não ở thể nhẹ.

 

– Ngoài ra, bị herpes sinh dục khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bà bầu bị sẩy thai và sinh non.

 

Ảnh hưởng đối với thai nhi

 

– Nhiễm trùng do virus herpes gây ảnh hưởng chủ yếu đến thai nhi hơn người mẹ và tỉ lệ lây truyền sang con của người mẹ nhiễm herpes tái phát là đáng kể.

 

– Bệnh herpes sinh dục từ mẹ có thể gây biến chứng nặng nề cho trẻ sơ sinh như viêm màng não, viêm phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây mù, điếc, động kinh,… thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ. 

 

– Tuy nhiên, sự lây nhiễm khi trẻ còn ở trong bụng mẹ là khó khăn hơn và chỉ thật sự nguy hiểm khi bà bầu sinh nở dẫn đến lây truyền trực tiếp bệnh cho trẻ qua đường tiếp xúc khi đẻ thường (trẻ sẽ mắc bệnh khi đi qua đường âm đạo).

 

Phòng ngừa

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Hiện nay, chưa có cách chữa trị hay vacxine phòng chống nhiễm trùng do virus herpes. Bởi vậy, cách tốt nhất là  phải phòng ngừa, ngăn chặn bệnh:

 

– Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy một bạn tình. Sử dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn như dùng bao cao su bởi herpes sinh dục lây chủ yếu qua đường tình dục

 

– Khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần hoặc khi có bất kì biểu hiện nào bất thường ở cơ quan sinh dục.

 

– Trước khi dự tính mang thai thì phụ nữ nên xét nghiệm Herpes. Nếu không nhiễm virus thì cần hạn chế tiếp xúc với những người bị mụn ở môi. Nếu đã nhiễm virus thì cần điều trị kịp thời và dứt điểm.

 

– Thai phụ mắc herpes sinh dục trong những tháng cuối thai kỳ tuyệt đối không được sinh thường mà phải đẻ mổ để giảm thiểu nguy cơ truyền virus herpes từ mẹ sang con.

 

– Herpes sinh dục rất dễ tái phát nếu cơ thể bị suy nhược, stress, quan hệ tình dục quá mạnh… Bởi vậy, để đề phòng herpes sinh dục tái phát và phải phòng ngừa được những tình trạng xấu đó của cơ thể.

 

 

Hiện nay, bệnh mụn rộp sinh dục ngày càng xuất hiện nhiều, đặc biệt ở những người có tần suất quan hệ nhiều. Bệnh do virus gây nên và có ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và gây ra không ít những rắc rối, phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt mụn rộp sinh dục có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, chị em cần có các biện pháp kiểm tra sức khỏe trước khi quyết định mang thai để phòng mắc virus gây bệnh.

Theo NTD