Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Tiêu chảy kéo dài thường bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp tính trước đó và kéo dài trên 14 ngày. Tiêu chảy kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như suy dinh dưỡng, mất nước gây mất cân bằng điện giải cho cơ thể và thậm chí là tử vong. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài cho trẻ như giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể khi trẻ bị tiêu chảy trước đó hay giảm sựu hấp thu từ niêm mạc ruột…

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ở trẻ (ITP).

 

 

Nguy cơ gây tiêu chảy kéo dài

 

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba.

 

Suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng (vitamin A, kẽm, sắt…), suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS).

 

Trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, hay mắc sởi, lỵ.

 

Sử dụng kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn.

 

Trẻ không được bú sữa mẹ, không dung nạp được lactose, dị ứng protein sữa động vật.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Triệu chứng

 

Số lần đi ngoài khi giảm, khi tăng.

 

Tính chất của phân: Lúc lỏng, lúc đặc, lổn nhổn, có mùi chua, khẳm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy khi không dung nạp đường.

 

Phân có thể nhầy hồng hoặc có máu, khi đi tiêu phải rặn, khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài sau lỵ.

 

Trẻ biếng ăn, khó tiêu, ăn thức ăn lạ dễ bị tiêu chảy lại.

 

Biểu hiện toàn thân

 

Trẻ sụt cân, chậm phát triển cân nặng, chiều cao, dẫn đến suy dinh dưỡng nặng nếu trẻ tiêu chảy kéo dài quá lâu.

 

Thiếu vitamin: Dấu hiệu thiếu vitamin n hóm tan trong dầu, mỡ (A, D, E, K): khô mắt, còi xương, xuất huyết.

 

Thiếu các yếu tố vi lượng, muối khoáng như: Kẽm, Kali, phospho.

 

Điều trị

 

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy kéo dài. Nuôi dưỡng hợp lý có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở về bình thường, rút ngắn thời gian tiêu chảy, cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

 

Cần lưu ý đến tình trạng kém dung nạp lactose, dị ứng protein sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Chế độ dinh dưỡng

 

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần trong ngày (với trẻ còn bú mẹ).

 

Với sữa có hàm lượng đường cao cần pha sữa loãng hoặc dùng sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy.

 

Trẻ đã ăn dặm cần bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm mỗi bữa, đảm bảo dễ tiêu hóa, chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày.

 

Khi trẻ đỡ tiêu chảy thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường theo lứa tuổi và cho ăn thêm mỗi ngày một bữa, kéo dài một tháng sau khi khỏi bệnh.

 

Sử dụng thuốc

 

Dùng kháng sinh khi trẻ bị lỵ, nhiễm khuẩn phối hợp.

 

Cung cấp thêm vitamin (A, B1, C) và vi khoáng (sắt, kẽm).

 

Nếu tiêu chảy kéo dài kèm suy dinh dưỡng nặng cho uống vitamin A liều cao.

 

Chống mất nước

 

Chỉ xử trí tại nhà, bù dịch bằng đường uống khi trẻ bị tiêu chảy chưa có biểu hiện mất nước (trẻ tỉnh táo, không khát, nếp véo da mất nhanh).

 

Nếu tiếp tục tiêu chảy có nguy cơ mất nước thì trẻ phải được điều trị tại cơ sở y tế.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Phòng bệnh

 

Ngoài các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm thì cần lưu ý đề phòng các yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy kéo dài.

 

Xử trí đúng khi trẻ bị tiêu chảy cấp.

 

Sử dụng kháng sinh hợp lý.

 

Tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ.

 

Điều trị và dự phòng suy dinh dưỡng.

 

 

Tiêu chảy kéo dài bắt nguồn từ tiêu chảy cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng, nguy hiểm nhất của tiêu chảy kéo dài là suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải, tử vong… Vì vậy dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ trong thời gian này để phòng tránh biến chứng và giúp trẻ nhanh chóng phục hồi trở lại.

 

Theo NTD